Posts

Quan trắc môi trường theo tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam

Image
Bảo vệ môi trường đã đước nhắt đến từ lâu, nhưng đến nay việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường chưa được thực hiện triệt để. Nhằm mục đích phát triển bền vững, để hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp Việt không những lưu thông trong thị trường nội địa còn đi xa hơn đến các thị trường quốc tế, mà ở đó các nước có yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề bảo vệ môi trường và các quy định an toàn khác có liên quan. Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là công việc phải thực hiện hằng kỳ (tháng/ quý/ năm), với các chỉ tiêu nước thải, khí thải, môi trường lao động… Nhằm đánh giá tác động gây ô nhiễm môi trường đã được xử lý triệt để chưa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khối lượng quan trắc môi trường định kỳ với các chỉ tiêu nước, khí, bùn, đất, khí độc trong môi trường lao động tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị như: quy mô và diện tích mà số vị trí lấy mẫu được bố trí khu vực phát thải đặc trưng nhất của nhà máy, xưởng sản xuất hoặc tòa nhà v.v… Báo

Công văn 3105 về quy định làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Image
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường: căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; căn cứ Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động trên địa bàn thành phố thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ như sau: 1. Đối tượng phải thực hiện chương trình báo cáo giám sát môi trường định kỳ (quan trắc môi trường) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh g

Nguồn nước bị ô nhiễm và các biểu hiện chính là gì?

Image
Bài viết này sẽ cho cho chúng ta biết nguồn nước hiện nay đang bị bị đe dọa như thế nào và những “căn bệnh” có ở nước bị ô nhiễm để có hướng điều trị phù hợp nhất Nước bị ô nhiễm kim loại nặng Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Các kim loại nặng gồm có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v… thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Hiện nay nguồn nước đang bị nhiễm kim loại nặng khá trầm trọng, nguyên nhân là do nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu đổ thẳng trực tiếp vào nguồn nước (ao, hồ, sông…) Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cầ

Phương pháp xác định chất lượng nước ngầm theo tiêu chuẩn quốc gia

Image
Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước ngầm áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia – TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. – TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. – TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992) Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước ngầm thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế – TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) – Chất lượng nước – Xác định pH. – TCVN 2672-78 – Nước uống – Phương pháp xác định độ cứng tổng số. – TCVN 6178-1996 (ISO 6777-1984) – Chất lượng nước – Xác định nitrit. Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử. – TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) – Chất lượng nước – Xác định nitrat. Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic. – TCVN 6200-1996 (ISO 9280-1990) – Xác định sunfat – Phương phá

5 dấu hiệu cho thấy bạn nên kiểm tra nguồn nước giếng trước khi sử dụng

Image
Theo các chuyên gia người sử dụng thường xuyên nước giếng tự khoan chưa qua xử lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hậu quả đầu tiên của tình trạng này là người sử dụng đối mặt với rất nhiều nguy cơ mắc bệnh. Các vấn đề gặp phải khi nguồn nước giếng khoan chứa các chất ô nhiễm Giếng lấy nước từ các nguồn nước ngầm có thể bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật, hóa chất và chất hữu cơ. Nếu không xử lý qua các hệ thống lọc nước giếng khoan thì có thể xuất hiện những vấn đề bao gồm: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng. Mức pH không ổn định làm cho nước có tính axit dẫn đến các đường ống bị hư hỏng mang theo các rỉ sét, tạp chất nhiễm vào nguồn nước. Nước chứa Nitrat có nguồn gốc từ chất thải động vật, nước thải nông nghiệp, bể phốt và nước thải sinh hoạt. Các hóa chất hữu cơ bay hơi có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu, thuốc trừ sâu và nước thải công nghiệp. Các kim loại và chất độc tự nhiên bao gồm Arsen, thuỷ ngân, chì, đồng, radium… Trong khi

Quan trắc môi trường nước thải và những chỉ số cần kiểm soát

Image
Thông tư 31/2016/TT – BTNMT quy định về quan trắc môi trường nước thải của các cơ sở, đơn vị. Theo đó, các cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều phải thực hiện quan trắc nước thải. Quan trắc môi trường nước thải là một công việc không hề đơn giản. Không phải chỉ thực hiện trong một ngày hay một lần là có thể đánh giá được. Mà nó là cả một quá trình, theo dõi tình trạng nước thải trong thời gian dài để có kết luận chính xác. Do đó, khi thực hiện việc quan trắc môi trường nước thải cần phải kiểm soát các chỉ số về: Đo độ pH trong nước thải pH là một trong những chỉ số rất quan trọng và cần thiết trong môi trường, kể cả môi trường nước thải. pH là đại lượng đặc trưng để thể hiện tính acid hoặc kiềm của nước thải. Độ pH có liên quan đến sự ăn mòn, hòa tan hay ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước. Nếu độ pH trong nước thải quá cao hay quá thấp đều không tốt. Người ta thường sử dụng giấy quỳ, dung dịch đo pH để xác đ

Phương pháp xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh

Image
Thực vật thủy sinh là gì? Thực vật thủy sinh là bao gồm các loài thực vật sinh trưởng trong môi trường nước, nó có thể gây nên một số bất lợi cho con người do việc phát triển nhanh và phân bố rộng của chúng. Tuy nhiên, lợi dụng chúng để xử lý nước thải, làm phân compost, thức ăn cho con người, gia súc có thể làm giảm thiểu các bất lợi gây ra bởi chúng mà còn thu thêm được lợi nhuận. Phân loại thực vật thủy sinh Thực vật thủy sinh được phân loại thành 3 loại chính: Nhóm sống trôi nổi trên mặt nước: rể của loại thực vật này không bám vào đất mà lơ lửng trên mặt nước, thân và lá của nó phát triển trên mặt nước. Nó trôi nổi trên mặt nước theo gió và dòng nước. Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy các chất thải. Nhóm này thích hợp để xử lý nước thải. Ví dụ:  Lục bình (water hyacinth), Bèo cái (water lettuce), rau muống (water spinach), hoa súng (water lily). Nhóm sống chìm dưới nước (rong): loại thủy thực vật này phát triển dưới mặt nước và chỉ phát triển